Khâu chuẩn bị thiệp cưới cực kỳ quan trọng, vì nó mang tính chất thông báo ngày vui của bạn. Vậy bạn cần phải biết những lưu ý khi viết thiệp cưới này
Viết thông tin hai bên gia đình
Mỗi gia đình sẽ có hoàn cảnh khác nhau. Do vậy, cách viết thiệp mời đám cưới phần ghi thông tin của hai bên cha mẹ cần có sự thống nhất và đồng thuận từ đầu.
Nếu gia đình theo đạo Công giáo, trước tên cần đặt thêm tên Thánh và đặt vào trước tên ba mẹ hai bên. Đối với các gia đình Phật tử, một số ít sử dụng Pháp danh của cha/mẹ cô dâu chú rể vào thiệp.
Tên cô dâu, chú rể
Khi viết thiệp cưới, tên của cô dâu, chú rể sẽ được viết như sau:
Nếu như cô dâu hoặc chú rể là con một thì sẽ ghi là: Quý Nam hoặc Ái Nữ.
Nếu cô dâu hoặc chú rể là con trưởng thì sẽ ghi là: Trưởng Nữ hoặc Trưởng Nam.
Nếu cô dâu hoặc chú rể là con thứ thì ghi là: Thứ Nam hoặc Thứ Nữ.
Nếu cô dâu hoặc chú rể là con út thì ghi là: Út Nam hoặc Út Nữ.
Tương tự như với ba mẹ, nếu gia đinh cô dâu hoặc chú rể theo đạo thì sẽ phải ghi chính xác tên thánh phía trước tên của cô dâu, chú rể.
Phần thông tin về lễ cưới
Ở phần thông tin về lễ cưới, nếu nhà trai và nhà gái tổ chức tiệc ở 2 địa điểm khác nhau thì sẽ có một chút sự khác biệt trong cách ghi thiệp cưới giữa 2 bên nhà trai và nhà gái.
Cách viết thiệp cưới nhà trai – lưu ý khi viết thiệp cưới
Lễ cưới được tổ chức tại nhà trai được gọi là lễ tân hôn. Đây là buổi tiệc để nhà trai tiếp đãi gia đình, người thân và bạn bè của chú rể. Chính vì thế, khi ghi thiệp cưới, bạn cần phải ghi rõ trên tấm thiệp là “Lễ Tân Hôn” để khách mời dễ hiểu.
Cách viết thiệp cưới nhà gái – lưu ý khi viết thiệp cưới
Lễ cưới tổ chức tại nhà gái còn được gọi là Lễ Vu Quy. Đây là buổi tiệc để nhà gái đãi đằng toàn bộ những khách mời là bạn bè, đồng nghiệp và những người thân thiết với cô dâu và gia đình họ nhà gái. Chính vì thế, trên thiệp cưới của nhà gái thường ghi là Lễ Vu Quy.
Lễ Thành Hôn – lưu ý khi viết thiệp cưới
Với những cặp đôi sinh sống và làm việc tại thành phố lớn, ngoài lễ vu quy và lễ tân hôn thì còn tổ chức thêm một buổi tiệc nữa để mời bạn bè, đồng nghiệp những người không tham dự buổi lễ vu quy và tân hôn.
Thông tin ngày giờ cử hành hôn lễ
Ngày giờ cử hành hôn lễ là ngày làm lễ rước dâu về nhà trai. Giờ này ghi trên thiệp chủ yếu là để thông báo cho bà con họ hàng thân thiết thôi. Ngày giờ cử hành hôn lễ này nên được viết rõ cả ngày dương lẫn ngày âm lịch.
Đối với cô dâu chú rể có đạo, có tổ chức lễ Thánh ở nhà thờ thì ghi rõ giờ làm lễ và tên Thánh Đường để quan khách cùng đạo đến tham dự và chúc phúc.
Ngày giờ và địa điểm đãi khách
Đây là phần khách mời quan tâm nhất vì ảnh hưởng trực tiếp đến họ. Tốt nhất, bạn ghi rõ thông tin sảnh đãi cưới, nhà hàng tiệc cưới nơi mình tổ chức tiệc, địa chỉ chính xác (tên đường, phường, quận, tên sảnh cưới). Nếu đãi cưới tại nhà cũng nên ghi đầy đủ thông tin như trên.
Nội dung thiệp cưới nên có bản đồ ghi rõ địa điểm nổi bật dễ thấy nhất gần nơi đãi cưới (ví dụ nơi đãi cưới cách ngã tư đường, trung tâm thương mại, nhà thờ, chùa… bao nhiêu mét chẳng hạn). Tốt nhất là có thêm ước lượng độ dài đoạn đường để khách dễ hình dung.

Đọc ngay: Lưu ý khi viết thiệp cưới các nguyên tác vàng cô dâu chú rể cần lưu ý
Cách viết thiệp mời cụ thể cho từng khách mời
Ghi thiệp mời họ hàng hoặc bạn của ba mẹ
Nếu khách mời là bạn của ba mẹ, cô dâu chú rể nên ghi thiệp mời như sau: Bên ngoài ghi kính mời Cô/Chú/Bác [Tên khách mời]. Bên trong thiệp mời ghi Kính mời: hai bác cùng gia đình. Nếu khách mời có vợ hoặc chồng đã mất thì chỉ cần ghi tên 1 người trong thiệp mời, tránh ghi hai chú, hai bác.
Cách viết thiệp mời người trong họ hàng tới dự đám cưới
Đối với những người ở trong họ hàng, khi viết thiệp mời bạn nên nhờ sự giúp đỡ của ba mẹ hai bên để xưng hô sao cho đúng. Sau khi viết thiệp, bạn nên kiểm tra kỹ lại một lần nữa để tránh nhầm lẫn trong cách xưng hô. Nếu viết sai, cô dâu chú rể nên viết thiệp mới chứ không nên tẩy xóa để tránh gây mất lòng khách mời.
Lưu ý khi viết thiệp cưới – Cách viết thiệp mời bạn dự đám cưới
Khi viết thiệp mời bạn bè đế dự lễ cưới, cô dâu chú rể nên xưng hô là “Bạn” và “Chúng tôi”. Ví dụ, Mời Bạn + Tên đến dự lễ thành hôn của “Chúng Tôi”.
Còn nếu khách mời đó là đồng nghiệp thì tùy xem người đó lớn tuổi hay ít tuổi hơn bạn mà lựa chọn cách xưng hô là anh/chị hay em cho phù hợp.
Lưu ý khi viết thiệp cưới – Cách viết thiệp mời đám cưới người có gia đình
Khi viết thiệp mời đám cưới cho những người đã có gia đình, bạn nên ghi như sau: Kính mời vợ chồng anh/chị [Tên khách mời] đến dự lễ thành hôn. Nếu khách mời bằng hoặc ít tuổi hơn thì bạn có thể gh: Kính mời vợ chồng bạn/em [Tên khách mời] đến tham dự lễ thành hôn…
Khách mời còn độc thân
Nếu khách mời còn độc thân, bạn nên ghi thiệp cưới như sau: phía ngoài bìa ghi Kính mời anh/chị A. Bên trong thiệp cưới ghi Kính mời Anh/Chị [Tên Khách Mời] cùng người thương tới tham dự buổi lễ thành hôn.
Những điều cần lưu ý khi mời cưới mời bạn bè đồng nghiệp
- Không nên mời cưới bằng cách nhắn tin zalo, message hay thông báo trên facebook. Vì điều này khiến bạn bè đồng nghiệp cảm thấy không được tôn trọng, và bạn giống như không thật tâm muốn mời họ đến tham dự vậy.
- Không viết tắt, ví dụ : Kính mời C Oanh, Kính mời A Bảo.. Vô cùng mất lịch sự và thiếu sự chuyên nghiệp.
- Nếu trong bữa tiệc cưới của bạn, bạn có yêu cầu về việc khách mời mặc trang phục màu gì, hoặc không nhận tiền mừng… Bất cứ vấn đề gì bạn muốn cho khách mời biết thì cần nói với người in thiệp để họ cho vào nội dung của thiệp.
- Không nên đưa thiệp mời cho bạn bè đồng nghiệp quá sát ngày cưới, họ sẽ thấy giống như bạn chợt nhớ ra rồi mới mời họ vậy. Thời gian đẹp nhất để gửi những bức thiệp đến tay khách mời là trước ngày diễn ra đám cưới 5 – 7 ngày.
Lời kết
Trên đây chúng tôi chỉ nêu ra cách viết, cũng cấp thông tin cơ bản, phổ biến nhất cho mọi người, một số vùng miền có phong tục riêng hay đi đạo thiên chúa giáo sẽ có một số khác biệt như lễ nhà thờ, lễ nạp tài… Thì khi các bạn đến cửa hàng in thiệp cưới họ sẽ tư vấn cụ thể hơn.
Cám ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng tôi!
My My – Tổng hợp và chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: dipi.vn, flowercorner.vn, yeumedia.vn,…)